Tìm

Phổ Quang

Gia Đình Phật Tử

Chuyên mục

Tu Tập

Tu Tập Mười Chánh Hạnh

Mười chánh hạnh đây là mười hạnh chân chánh, hay mười hạnh lành, mà danh từ phổ biến chúng ta vẫn thường nghe đó chính là thập thiện nghiệp (mười nghiệp thiện). Gọi mười nghiệp thiện này là mười chánh hạnh bởi vì đây là mười hành vi tốt đẹp, trong sạch không gây tổn hại cho chúng sanh mà đem lại lợi ích thiết thực trong cuộc sống hiện tại và tương lai.

Tiếp tục đọc “Tu Tập Mười Chánh Hạnh”

Nhẫn

Nhẫn là một “món” mà ta phải dùng hàng ngày, dù chúng ta có ở đâu trên thê giới, dù thu nhập chúng ta thuộc loại cao nhất thế gới. Đi chơi mà trời nắng, phải đội mũ, nhẫn với ánh nắng mặt trời. Nếu gặp mưa, phải mặc áo mưa, nhẫn với mưa. Vào lúc chuyển mùa, nhẫn vời cảm cúm. Ngay cả thiết bị kỹ thuật cao cấp nhất là phi thuyền Con Thoi, thời tiết xấu cũng phải hoãn phóng vài ngày. Phải nhẫn thôi. Tiếp tục đọc “Nhẫn”

37 Phẩm Trợ Đạo

37 phẩm trợ đạo chính là nội dung của Đạo đế trong Tứ Thánh đế, tức con đường đưa đến khổ diệt, giải thoát, Niết bàn. Thực tập các phẩm trợ đạo là điều không thể thiếu trong lộ trình tu tập. Dẫu hành trì theo bất cứ pháp môn hay truyền thống nào cũng dựa trên nền tảng của những trợ đạo này. Tiếp tục đọc “37 Phẩm Trợ Đạo”

HẠNH PHÚC THỰC TẠI GIỮA THẾ GIỚI VÔ THƯỜNG

Nhận thức thực tại đối với thế giới.

Trước hết, xin điểm qua tích truyện “Cô bé thợ dệt”

Câu chuyện này xảy ra khi Đức Thế Tôn ở tinh xá Aggalava lien quan đến một cô bé thợ dệt. Tiếp tục đọc “HẠNH PHÚC THỰC TẠI GIỮA THẾ GIỚI VÔ THƯỜNG”

CỦA CHO, TÂM NHẬN

Nhân dịp năm mới,xin tưởng nhớ Huynh trưởng quá cố Vĩnh Hanh Thái Chí Bình, một thành viên Ban Điều hành lớp tu học bậc Kiên của Phân Ban Gia Đình Phật Tử Tp Hồ Chí Minh.

1.Quà tặng

Là một vật của người này , mang đến tặng một người khác hoặc là đồ vật được dâng cúng tặng cho một người là bậc trưởng thượng được tôn kính. Việc làm này được diễn ra trong phạm vi gia đình, trong cộng đồng xã hội, trong nghi lễ tôn giáo. Nó thể hiện tình cảm và sự quý mến giữa mọi người, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa người có đức tin tôn giáo đối với các bậc Thầy tôn kính của mình. Có thể nói khi có sự hình thành cộng đồng xã hội con người là đã có xuất hiện sự trao tặng, dâng cúng vật phẩm mà chúng ta gọi là quà biếu. Tiếp tục đọc “CỦA CHO, TÂM NHẬN”

THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN

Những ai thấm nhuần triet lý nhà Phật đều biết “Thập nhị nhân duyên”. Thập nhị nhân duyên là chuỗi 12 giai đoạn cụ thể hóa thuyết Duyên khởi nhằm lý giải sự hình thành và phát triển của nghiệp, của đời sống, nhất là của khổ.

Tiếp tục đọc “THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN”

LỢI ÍCH CỦA PHÁP TU LẠY PHẬT

Khi lễ lạy, chúng ta thực hiện “hồi quang phản chiếu” quay về với “tánh giác” thể hiện được lòng tôn kính và tâm ngưỡng mộ của mình đối với đấng Giác ngộ hay những bậc Thánh, Thần, đại ân nhân, thể hiện được lòng biết ơn, đền ơn. Khi lễ lạy, tiêu trừ được lòng tự cao ngã mạn của mình, tức là từng bước ‘quán chiếu thấy năm uẩn đều không, sẽ qua hết tất cả khổ đau ách nạn”. Khi lạy Phật cúi mình rạp xuống, thể hiện “bội trần hợp gia1c’, hai tay xòe ra đón Phật, lúc đó Phật tánh trong ta hiển lộ.

Tiếp tục đọc “LỢI ÍCH CỦA PHÁP TU LẠY PHẬT”

HẠT GIỐNG TÂM HỒN

“Giống” theo nghĩa th6ng thường là “hạt để gieo trồng”, dành cho người làm ruộng làm vườn và sau này được sử dụng trong ngành sinh học, y học nhưng ít ai quan tâm đến chuyện “hạt giống được dùng trong các ngành tâm lý, giáo dục, đạo đức, xã hội …

Tiếp tục đọc “HẠT GIỐNG TÂM HỒN”

CẢM ƠN ĐAU KHỔ

Giông bão đời người chẳng chừa bất cứ ai, những nỗi đau hiển hiện trong đôi mắt hay trên làn môi có thấm vào đâu so với nỗi đau chúng ta giấu kín tận đáy lòng. Trước nỗi đau khổ cùng tột ấy, tâm chúng ta chợt bừng sáng, trí chúng ta hốt nhiên đại ngộ tìm được niềm an lạc tràn ngập trong tâm hồn mà trong kinh Đức Phật dạy: “Phiền não tức Bồ đề”. Tiếp tục đọc “CẢM ƠN ĐAU KHỔ”

Blog tại WordPress.com.

Up ↑